Các dự án
Tư vấn kỹ thuật QLRBV cho các công ty với hỗ trợ từ UN-REDD
rên cơ sở kết quả của giai đoạn tiền đánh giá và Bản cam kết giữa hai công ty và Ban quả lý chương trình cấp tỉnh UN-REDD (PPMU), với sự đồng thuận của FAO, Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn 2 đã quyết định hỗ trợ hai công ty một gói thầu kỹ thuật nhằm hỗ trợ nâng cao nhận thức và năng lực về Quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của FSC do SFMI là đơn vị Tư vấn kỹ thuật. Gói thầu này sẽ được ký kết và thực hiện từ cuối tháng 10 năm 2015.

Chương trình giai đoạn 2 UN-REDD Việt Nam nhằm hỗ trợ các tỉnh thí điểm  thiết kế và thực hiện Kế hoạch hành động REDD + của tỉnh (PRAPs) và thông qua quá trình Hiệp định REDD + dựa trên lập địa (SiRAPs). Chương trình này hiện đang làm việc với các loại chủ rừng khác nhau  bao gồm các hộ gia đình cá nhân, UBND xã, các Ban quản lý rừng (FMBs) và các Công ty lâm nghiệp Nhà nước (SFCs) để phát triển và thực hiện REDD +, can thiệp dựa trên lợi ích chung và mục tiêu của chủ rừng. Theo đó, chương trình đã quyết định hỗ trợ một số công ty lâm nghiệp Nhà nước (SFCs) chuẩn bị kế hoạch Quản lý rừng bền vững (SFM) theo thông tư 38 của Bộ NN & PTNT (MARD) và cuối cùng để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về Chứng chỉ rừng. Do đó thực hiện SFM theo tiêu chuẩn quốc tế (FSC hoặc PEFC) là những phương tiện mà SFCs có thể góp phần vào việc thực hiện các PRAPs Việt Nam và cũng có thể chứng minh việc thực hiện REDD + đang được giải quyết và tôn trọng.

Như là một bước đầu tiên hỗ trợ, chương trình thực hiện tiền đánh giá 7 SFCs tại 5 tỉnh thí điểm gồm Công ty TNHH MTV LN Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn), (Công ty TNHH MTV LN Bình Thuận và Công ty TNHH MTV LN Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận), Công ty TNHH MTV LN và dịch vụ Chúc A (tỉnh Hà Tĩnh), Công ty TNHH MTV LN Đơn Dương và Công ty TNHH MTV LN Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) và Công ty TNHH MTV LN Bảo Yên (tỉnh Lào Cai). Thực hiện hoạt động tiền đánh giá từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2015, có sự tham gia của đại diện SFMI – TS. Đào Công Khanh – Phó Viện trưởng.

Dựa trên thế mạnh và tiềm năng đáp ứng các tiêu chuẩn FSC về các chỉ số tài chính, kỹ thuật và thể chế, chương trình đã lựa chọn 4 SFCs cho sự hỗ trợ tiếp theo khuyến cáo của các báo cáo đánh giá sơ bộ (Pre-assessment reports). Hai trong số các công ty được chọn là Hàm Tân & Bình Thuận SFCs, tỉnh Bình Thuận với diện tích dự kiến xin cấp chứng chỉ rừng trồng cho hai công ty khoảng 8.000 ha.

 

Các tiêu chí chính (Điểm mạnh) để lựa chọn các công ty này gồm:

- Quyền sử dụng quản lý đất rõ ràng: Các SFCs có lưu trữ các bằng chứng về quyền hợp pháp của họ đối với đất đai và quản lý rừng: Có “sổ đỏ” (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc Quyết định giao rừng và đất rừng của khu vực đã và đang quản lý hoặc đang trong quá trình xin cấp;

- Không chuyển đổi rừng tự nhiên thành rừng trồng sau 11/1994: Các SFCs đã cung cấp sự đảm bảo đáng tin cậy rằng rừng tự nhiên đã không được chuyển đổi sang trồng sau tháng 11 năm 1994;

- Khả năng tài chính trong dài hạn: Các công ty này có khả năng và tiềm năng kinh doanh, đã thu được lợi nhuận trong những năm gần đây;

- Ranh giới rừng: Cả trên bản đồ và trên mặt đất rõ ràng và được quản lý tốt.

- Lưu trữ hồ sơ: Bằng chứng của việc tuân thủ các quy định của Nhà nước và các khoản thuế đã được lưu trữ;

- Cơ sở hạ tầng: Các SFCs có cơ sở với chất lượng được duy trì tốt;

- Đóng góp vào sự phát triển của địa phương: Các SFCs đã và đang hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

 

Tuy nhiên, tiền đánh giá cũng chỉ ra những khoảng trống và thách thức như:

- Kế hoạch SFM vẫn chưa được chuẩn bị theo nội dung TT 38 của Bộ NN&PTNT cũng như FSC quy định;

- SFCs chưa thực hiện đánh giá tác động môi trường và xã hội;

- Chưa điều tra đa dạng sinh học và xác định các khu rừng có giá trị bảo tồn cao cùng với kế hoạch quản lý;

- Phần mềm dùng để giám sát các hoạt động quản lý tài nguyên chưa đáp ứng cho mục tiêu xây dựng kế hoạch quản lý rừng bền vững;

- Mặc dù đã có nhiều cố gắng song vẫn còn tồn tại một số diện tích rừng và đất rừng đã bị lấn chiếm cho sản xuất nông nghiệp hoặc mục đích sử dụng khác chưa được giải quyết dứt điểm;

- Vườn ươm cần cải tiến cả về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật;

- Hoạt động chế biến gỗ cần phải được tiếp tục nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị trồng;

- Nhận thức về SFM và chứng chỉ rừng cho các cán bộ ở các cấp còn hạn chế;

- Quản lý dữ liệu, tài liệu liên quan (Bằng chứng) cần phải được cải thiện;

- Chưa có quy định để bảo vệ đa dạng sinh học xung quanh vùng đệm ven suối và các nguồn nước khác;

- Các vấn đề liên quan đến các Công ước của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) như an toàn lao động cho công nhân khai thác, trồng rừng; tuổi lao động chưa được thể chế hóa bằng văn bản trong quá trình thực hiện;

- Ý thức bảo vệ môi trường trong các hoạt động khai thác, trồng rừng, sản xuất cây con.... còn hạn chế.

- Chất lượng của cây giống còn thấp, cho biết kỹ thuật cắt tỉa không đúng;

- SFCs chưa có một chiến lược kinh doanh cho sản xuất gỗ lớn; và đang áp dụng các kỹ thuật khai thác gỗ không đúng cách.

 

Để giải quyết các lỗ hổng và điểm yếu nêu trên, Ban quản lý chương trình cấp tỉnh UN-REDD (PPMU) tỉnh Bình Thuận và hai công ty Hàm Tân & Bình Thuận (SFCs) đã thảo luận và thống nhất về vai trò, trách nhiệm và cam kết của mỗi bên, bao gồm cả các dịch vụ kỹ thuật cần thiết từ chuyên gia tư vấn bên ngoài , và đã ký biên bản ghi nhớ cho phù hợp (Ngày 19 và 20 tháng 8 năm 2015).

Trên cơ sở kết quả của giai đoạn tiền đánh giá và Bản cam kết giữa hai công ty và Ban quả lý chương trình cấp tỉnh UN-REDD (PPMU), với sự đồng thuận của FAO, Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn 2 đã quyết định hỗ trợ hai công ty một gói thầu kỹ thuật nhằm hỗ trợ nâng cao nhận thức và năng lực về Quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của FSC do SFMI là đơn vị Tư vấn kỹ thuật. Gói thầu này sẽ được ký kết và thực hiện từ cuối tháng 10 năm 2015. 

T.Sy Đào Công Khanh