Viện trưởng SFMI GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung trình bày báo cáo hoạt động
10 năm của SFMI và 18 năm thành lập Tổ công tác Quốc gia (NWG)
Năm 1998, NWG được thành lập. Đến năm 2006, NWG đã có 43 thành
viên và được đổi tên thành Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (SFMI).
SFMI được Hội đồng Quản trị rừng Quốc tế coi là “Sáng kiến Quốc gia của Việt
Nam”. Đến nay, SFMI gồm 53 thành viên chính thức và kiêm nhiệm, bên cạnh đó
SFMI còn có các cộng tác viên đến từ các cơ quan quản lý, nghiên cứu, các trường
đại học tham gia các hoạt động nghiên cứu và thực hiện các dự án. Đội ngũ cán bộ
của SFMI đều là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu
và quản lý lâm nghiệp: lâm sinh, kinh tế, môi trường, quản lý khoa học, quản lý
dự án… Đội ngũ chuyên gia của Viện có trình độ chuyên môn cao, trong đó có 5
Giáo sư, 7 P. Giáo sư, 2 Tiến sỹ khoa học, 24 Tiến sỹ chuyên ngành, 7 Thạc sỹ
khoa học, còn lại đều có trình độ Đại học.
Sau 10 năm hoạt động, SFMI đã khẳng định rõ vị trí, vai trò của
mình trong công cuộc quản lý rừng bền vững ở Việt Nam. SFMI chú trọng nâng cao
nhận thức, năng lực quản lý rừng cho chủ rừng, cộng đồng và cán bộ liên quan. Xây
dựng và “chuẩn hóa” bộ tài liệu nâng cao năng lực và nhận thức về Quản lý rừng
bền vững. SFMI còn thử nghiệm và tư vấn dịch vụ Chứng chỉ rừng cho các loại
hình Quản lý rừng tại Việt Nam như các Công ty lâm nghiệp, lâm trường, nhóm hộ
gia đình. SFMI tham gia đào tạo cán bộ, tạo nguồn lực quý giá lâu dài để thực
hiện quản lý rừng bền vững ở Việt Nam. SFMI cũng đã cử các chuyên gia giàu kinh
nghiệm tham gia đánh gía với các tổ chức cấp Chứng chỉ rừng Quốc tế nhằm cấp và
duy trì chứng chỉ rừng.
SFMI luôn tích cực tham gia các hoạt động trong các chương trình dự
án quốc gia liên quan đến quản lý rừng bền vững như CDM, UNCCD, REDD+, UNFCCC,
FLEGT…; tham gia đầy đủ các đại hội đồng toàn thế giới của FSC và hội thảo
vùng. Đặc biệt, Viện đã soạn thảo tiêu chuẩn FSC cho Việt Nam từ phiên bản 1 đến
9, đã được áp dụng để nâng cao năng lực quản lý rừng cho chủ rừng, cán bộ công
nhân viên và cộng đồng suốt thời gian qua. SFMI đã cử chuyên gia hỗ trợ xây dựng
Bộ nguyên tắc quản lý rừng bền vững Việt Nam (TT 38/Bộ NN&PTNT) và tham gia
nhóm phát triển bộ chỉ số Quốc tế chung (IGI) phục vụ cho việc phát triển Bộ
nguyên tắc quản lý rừng bền vững phiên bản 5.0 FSC – STD.
SFMI có quan hệ chặt chẽ với các các tổ chức trong nước và Quốc tế
tại Việt Nam như: SRD, VNFOREST, VAFS,
HU, VFU, Huế University, WWF, JICA, GTZ (GIZ), FAO, TFT, IUCN, quỹ TFF, SNV,
GFA, KfW….
Phát biểu tại buổi lễ, ông Cao Chí Công Phó Tổng cục trưởng Tổng cục
Lâm nghiệp ghi nhận, trân trọng thành tích của SFMI và các cá nhân đã có đóng
góp lớn cho công tác quản lý rừng bền vững của Việt Nam. Ông Công khẳng định:
SFMI là tổ chức tiên phong với các cá nhân có trình độ, năng lực đã làm tốt các
công tác tập huấn, thí điểm thực nghiệm, công tác tuyên truyền đồng thời tư vấn,
giúp đỡ Tổng cục Lâm nghiệp trong các vấn đề quản lý và bảo vệ, phát triển
ngành Lâm nghiệp Việt Nam. GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng FSMI nhấn mạnh:
“Sắp tới quản lý rừng bền vững có nhiều thay đổi về chất như chứng chỉ rừng cho
vùng sinh thái cảnh quan, chứng chỉ các dịch vụ của hệ sinh thái rừng và trước
mắt là toàn cầu hóa các chỉ số của tiêu chuẩn FSC. Hướng phát triển này giúp Viện
có thể có các chương trình quản lý rừng bền vững đồng hành, tăng cơ hội cho các
chủ rừng lựa chọn. Đồng thời, SFMI cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, cần
nâng cấp, tổ chức nhân sự kịp thời, trẻ hóa đội ngũ cán bộ để đáp ứng các đòi hỏi
trong tương lai.”...