Chứng
chỉ Hệ thống chuỗi hành trình sản phẩm
và Quản lý rừng bễn vững
TS.
Nguyễn Quang Trung
TS. Đào
Công Khanh
Viện
QLRBV & Chứng chỉ rừng
Summary
Chain of Custody
certification and sustainable forest management are two independent stages, but
have an organic and close relationship. If all wood processing enterprises have
this certificate (CoC certificate), there is no place for illegal timber origin,
CITES-regulated timber, genetically modified wood ... well managed and
protected. If the raw material timbers for processing is harvested from FM
certified forests is of legal origin and this is a basic condition for the
company to obtain CoC chain of custody system certification. Vietnam is the 5th
largest exporter of timber and forest products in the world, the second in Asia
and the first among Southeast Asian countries, by 2025 Vietnam strives to
achieve a total export value of 20 billion VND USD. To achieve that goal, the
Government of Vietnam issues appropriate policies and wood processing
enterprises must maintain and develop production further. In parallel with the
measurement objectives, the international requirements are still met, meaning
that businesses must obtain a chain of custody certificate (CoC certificate).
Key words: Chain of custody (CoC)
Tóm tắt
Chứng
chỉ hệ thống chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) và chứng chỉ quản lí rừng bền vững
(FM) là hai khâu độc lập, nhưng có mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Nếu tất cả
các doanh nghiệp chế biến gỗ đều có chứng chỉ (CoC) thì không có chỗ tồn tại
cho nguồn gốc gỗ bất hợp pháp, gỗ thuộc diện quản lí của CITES, gỗ biến đổi
gen….và rừng khi đó được quản lí bảo vệ tốt. Nếu gỗ nguyên liệu cho chế biến được
khai thác từ các khu rừng có chứng chỉ FM là gỗ có nguồn gốc hợp pháp và đây là
một điều kiện căn bản giúp cho doanh nghiêp đạt chứng chỉ hệ thống chuỗi hành
trình sản phẩm CoC. Việt Nam là một nước xuất khẩu gỗ và lâm sản thứ 5 trên thế
giới, đứng thứ hai châu Á và đứng thứ nhất trong các nước Đông Nam Á. Đến 2025 Việt
Nam phấn đấu đạt tổng giá trị kim ngach xuất khẩu gỗ và sản phẩm lâm nghiệp là
20 tỷ USD. Để đạt mục tiêu đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách khuyến
khích các doanh nghiệp chế biến gỗ duy trì, phát triển sản xuất. Đồng thời các
doanh nghiệp chế biến gỗ phải đảm bảo các yêu cầu quốc tế về quản lí rừng bền vững,
tức là các doanh nghiệp phải đạt chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (chứng chỉ
CoC).
Từ khóa: Chuỗi hành trình
sản phẩm (CoC)
Quá trình
từ nguyên liệu đầu vào trải qua các khâu chế biến tạo thành sản phẩm cung cấp
cho thị trường; được gọi là chuỗi hành trình sản phẩn tại một công ty/doanh
nghiệp nhất định. Chuỗi hành trình sản phẩm trong hoạt động lâm nghiệp bao gồm
từ khai thác, vận chuyển đến chế biến (sơ cấp/thứ cấp), phân phối và tiêu thụ
sản phẩm. Bằng cách kiểm soát từng khâu (công đoạn) trong quá trình này, chứng
chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) đảm bảo với khách hàng rằng các sản phẩm đã
được chứng chỉ mà họ mua thực sự có nguồn gốc từ một khu rừng đã được chứng chỉ
quản lý bền vững và trong quá trình chế biến đã tuân thủ các quy định của Quốc
tế về Kinh tế-Môi trường-Xã hội bền vững. Sản phẩm của các công ty/doanh nghiệp
đã được chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm sẽ được mang nhãn của hệ thống
chứng chỉ Quốc tế khi lưu hành trên thị trường.
Chứng
chỉ CoC (Chain of Custody Certificate) – Chứng nhận “Chuỗi hành trình sản phẩm”: Là giấy
chứng nhận cấp cho các tổ chức/doanh nghiệp đã chứng minh được các sản phẩm do
họ tạo ra được chế biến từ nguyên liệu gỗ có nguồn gốc hợp pháp, được cấp chứng
chỉ (FSC/PEFC FM) và quá trình chế biến đáp ứng các yêu cầu xã hội, môi trường
và kinh tế được luật pháp quy định. Sản phẩm này có thể sử dụng nhãn và dấu chứng
nhận của tổ chức Chứng nhận (FSC hoặc PEFC). Một
trong những động lực quan trọng của chứng chỉ rừng là thâm nhập thị trường tiêu
thụ sản phẩm rừng đòi hỏi có chứng chỉ hợp pháp, vì vậy chứng chỉ quản lý rừng
(FM) thường gắn với chứng chỉ chuỗi hành trình (CoC) xác nhận sản phẩm có nguồn
gốc từ rừng được chứng chỉ. Chủ rừng/doanh nghiệp chế biến được chứng chỉ theo
quy trình nào thì được cấp giấy chứng chỉ và các sản phẩm làm ra được mang nhãn
mác của quy trình đó. Hiện nay, trên thế
giới có hai tổ chức chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm: FSC CoC và PEFC CoC.
Tổ chức PEFC (The Programme for the Endorsement of Forest
Certification) là một tổ chức phi lợi nhuận thành lập năm 1999
tại châu Âu (Pháp) với các hoạt động thúc đẩy quản lý rừng bền vững thông qua
việc chứng nhận độc lập bởi bên thứ ba. Tổ chức FSC (Forest Stewardship
Council) là tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ được thành lập năm 1993,
tập hợp các tổ chức phi chính phủ về môi trường, các tổ chức buôn bán gỗ, các
nhà lâm nghiệp, người dân bản địa và các Tổ chức chứng nhận đại diện cho 25
quốc gia. Hai hệ thống này chiếm trên 60% diện tích rừng
được chứng chỉ FM của thế giới. Chứng chỉ rừng FM và COC là cần thiết vì:
- Cộng
đồng quốc tế, chính phủ, các cơ quan chính phủ, các tổ chức môi trường, xã
hội v.v đòi hỏi các chủ sản xuất kinh doanh rừng phải chứng minh rằng rừng
của họ đã được quản lý bền vững.
- Người
tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi các sản phẩm lưu thông trên thị trường phải
được khai thác từ rừng đã được quản lý bền vững.
- Người
sản xuất muốn chứng minh rằng các sản phẩm rừng của mình, đặc biệt là gỗ,
được khai thác từ rừng được quản lý một cách bền vững.
Tất cả các tổ chức, đơn
vị, doanh nghiệp trong các lĩnh vực: Khai thác và thu mua nguyên liệu gỗ; sơ
chế gỗ; tinh chế các sãn phẩm gỗ; phân phối các sản phẩm từ gỗ cần phải có
chứng chỉ CoC nhằm đạt được mục đích: Đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thị
trường bắt buộc tại một số nước. Tạo thị trường mới trong xu thế hội nhập. Nâng
cao lợi nhuận, tạo ưu thế cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp. Khi đạt được
chứng chỉ CoC, tổ chức sẽ có các lợi ích sau: i) Nâng
cao lòng tin của người tiêu dung; ii) Đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường tốt
hơn thông qua sự khác biệt do chứng nhận FSC® mang lại;
iii) Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và iv) Nâng
cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn đầu tiên khi
xem xét một công ty có đạt yêu cầu cấp chứng CoC hay không là yêu cầu về nguồn
cung cấp nguyên liệu (gỗ): Nguồn cung cấp gỗ phải có chứng chỉ FSC hoặc nguồn
cung ứng gỗ có kiểm soát (Controlled Wood-CW). Một đất nước, mà tất cả số công
ty chế biến gỗ đều đạt chứng chỉ CoC, điều đó chỉ ra rằng nguồn gỗ chế biến,
tiêu thụ đều được khai thác từ các khu rừng đạt chứng chỉ quản lý bền vững FM và
rừng có kiểm soát. Điều đó đồng nghĩa với việc rừng tại đất nước đó được quản
lí và bảo vệ rất tôt. Đối với các công ty chế biến gỗ đạt chứng chỉ CoC thì các
nguồn gỗ bất hợp pháp và nguồn gỗ vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển
rừng không được tiêu thụ hay nói cách khác việc bảo vệ và quản lí rừng sẽ thuận
lợi hơn. Một đất nước có nguồn tài nguyên rừng được quản lí và bảo vệ tốt, thì
ngoài lợi ích về sức khỏe con người, lợi ích về du lịch, môi trường, đa dạng
sinh học thì giá trị trực tiếp từ rừng là gỗ và lâm sản ngoài gỗ là rất lớn.
Khi đó các công ty chế biến, tiêu thụ nguồn nguyên liệu này rất thuận lợi trong
việc đạt được chứng chỉ CoC.
Việt Nam có 5650 doanh
nghiệp chế biến lâm sản, trong đó 4550 doanh nghiệp chế biến gỗ, với 2392 doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu. Trong khi chỉ có 1008 doanh nghiệp có chứng chỉ FSC
CoC và 17 doanh nghiệp có chứng chỉ PEFC CoC và là những doanh nghiệp có sản
phẩm xuất khẩu. Như vậy tổng số doanh nghiệp có chứng chỉ CoC chưa bằng một
phần hai số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu và chưa bằng một phần tư số doanh
nghiệp chế biến gỗ.
Hiên nay xuất khẩu gỗ và
lâm sản Việt Nam đứng thứ 5 thế giới, thứ hai châu Á và đứng đầu các nước Đông
Nam Á. Dự kiến tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 12,5 tỷ USD
trong năm 2020 và phẩn đấu đến 2025, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và
lâm sản đạt 20 tỷ USD. Để đạt mục tiêu đề ra, Chính phủ Việt Nam cần quan tâm,
đề ra những chính sách phù hợp, quan tâm đến sự phát triển của ngành lâm nghiệp
và công đồng các doanh nghiệp chế biến gỗ, các chủ rừng phải quan tâm phối hợp với
nhau chặt chẽ hơn, cùng phát triển. Đặc biệt cần có sự liên doanh, liên kết
giữa các các Công ty/Doanh nghiệp chế biến với các chủ rừng là các nhóm nông hộ
nhằm tạo ra một vùng nguyên liệu gỗ có chứng chỉ FM rộng lớn và ổn định.
Trong
thực tế hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam đã có
hoặc đang hướng tới đạt chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm CoC, trở ngại lớn
nhất các doanh nghiệp đang gặp là nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, đầu vào của
các doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là
do nhận thức còn hạn chế của các cấp quản lý và chủ rừng, đội ngũ cán bộ khuyến
lâm và kiểm lâm ở cơ sở trong hướng dẫn thực hiện quản lý còn hạn chế về năng lực
kỹ thuật để các chủ rừng có thể chủ động áp dụng và đặc biệt là hạn chế về
chính sách đất đai và tài chính. Chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư cho thực hiện
quản lý bảo vệ rừng và cấp chứng chỉ rừng. Đối với rừng trồng, đa số chủ rừng tập
trung vào việc khai thác thật nhanh giá trị sản xuất của đất rừng chứ chưa quan
tâm đến sản xuất rừng bền vững, đặc biệt nạn đốt thảm thực vật và cành nhánh
sau khai thác khiến nhiều nơi xuất hiện tình trạng đất bị thoái hóa, bạc màu,
gia tăng sâu bệnh hại rừng…Điều đó dẫn đến: “Nguyên liệu gỗ và lâm sản theo chứng
chỉ rừng bền vững ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế” nên các doanh nghiệp phải đầu
tư chi phí rất lớn để có nguồn nguyên liệu xuất khẩu trong tương lai. Trong khi
đó, gỗ nhập khẩu làm nguyên liệu yêu cầu phải có các loại chứng chỉ quản lý rừng
bền vững FSC FM hoặc PEFC FM mà quốc tế công nhận, tuy nhiên không phải quốc
gia hay công ty nào cũng có chứng chỉ này. Vì vậy doanh nghiệp tốn rất nhiều
công sức để tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, giá mua gỗ có chứng chỉ
thì cao hơn rất nhiều so với giá gỗ không có chứng chỉ”. (Nguyễn Tôn Quyền, Hiệp
hội gỗ và Lâm sản Việt Nam)
Ở Việt nam, tiến trình quản lý rừng
bền vững và cấp chứng chỉ FM còn chậm, quy mô nhỏ lẻ và chủ yếu thông qua sự hỗ
trợ của các dự án. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà
Công Tuấn, quản lý rừng bền vững là xu thế tất yếu trong hội nhập quốc tế và
phát triển lâm nghiệp hiện nay. Việt Nam là quốc gia có hệ thống pháp luật về
lâm nghiệp khá hoàn chỉnh, đồng thời cũng là nước tích cực tham gia nhiều công
ước quốc tế về lâm nghiệp. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng không chỉ
nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu lâm sản về nguồn gốc, xuất xứ
gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp mà còn là việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ về tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014 –
2020. Đáp ứng Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp bảo đảm nâng cao giá trị gia
tăng, cải thiện đời sống, lợi ích của người trồng và làm nghề rừng. Trong giai
đoạn trước mắt, một mặt chúng ta vừa xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn chứng nhận
quản lý rừng bền vững theo đúng quy định mà pháp luật Việt Nam quy định, đồng
thời vẫn tiếp tục hợp tác với các tổ chức cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
của quốc tế. Mục tiêu đến năm 2020 500.000 ha diện tích rừng sản xuất (Rừng
trồng 350.000 ha và rừng tự nhiên 150.000 ha) phải được cấp chứng chỉ quản lý
rừng bền vững FM.
Như thế mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phục vụ nguyên liệu để xuất
khẩu vừa nâng cao được giá trị. Quan trọng nhất ở đây là khi đã có tiêu chí,
phương án thì phải có hướng dẫn, giám sát để thực hiện theo đúng Tiêu chuẩn
quản lý chuỗi hành trình sản phẩm CoC thì mới đạt được mục tiêu của quản lý
rừng bền vững.
Chứng
chỉ hệ thống chuỗi hành trình sản phẩm càng ngày càng trở nên cấp thiết đối với
các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, xuất khẩu sản phẩm chế biến từ gỗ nếu họ muốn
các sản phẩm của mình có mặt và chiếm lĩnh được các thị trường cao cấp. Trong
hoàn cảnh yêu cầu của thị trường Quốc tế ngày càng trở nên khắt khe hơn, tương
lai phát triển của ngành gỗ Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp chế biến
gỗ nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào việc họ có thể “hòa nhịp” cùng xu hướng bảo
vệ môi trường, phát triển bền vững đang chiếm xu thế chủ đạo trên thế giới hay
không?
Tài
liệu tham khảo
1. Kỷ
yếu Hội thảo về quản lí rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam. Đề tài Nhà
nước mã số 03.10/2019-DA2
2.
Đề án thực
hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2016-2020 (Quyết định
83/QĐ-BNN-TCLN ngày 12/01/2016)
3.
Kế hoạch
hành động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2015-2020 (Quyết
định 2810/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/07/2015)
4.
Đào Công Khanh, Quản lí rừng bền vững và
chứng chỉ rừng Việt Nam, từ chính sách đến thực tiễn. Từ chính sách đến thực
tiễn. Tạp chí Môi trường và Rừng, số 87 + 88, 2018.
5.
Tiến trình quản lý rừng bền vững và chứng
chỉ rừng ở Việt Nam. Tờ thông tin cho lãnh đạo ở tất cả các cấp. Trung tâm
Thông tin và Thống kê (Bộ NN và PTNT), Hà Nội
6. Thông
tư 28/2014/TT- Bộ NNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ NNPTNT – Quy định về quản lý rừng
bền vững.
ü
Đề án thực hiện quản lý rừng bền
vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 83/QĐ-BNN-TCLN ngày
12/01/2016)