Đào tạo
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG
"Một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình tư vấn, hỗ trợ của SFMI là tổ chức các cuộc hội thảo, đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, năng lực, kinh nghiệm về Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng cho các chủ rừng, doanh nghiệp chế biến tại Việt Nam"

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐÀO TẠO, 

TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC 

VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG

I. Giới thiệu

SFMI là một tổ chức phi Chính phủ (NGO) trực thuộc Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam (VIFA) và nằm trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), thành viên của mạng lưới Xã hội dân sự Việt Nam (VNCSOs). SFMI được thành lập theo Quyết định số 46/QĐ-TWH ngày 12 tháng 05 năm 2006 của Trung ương Hội KHKT LN Việt Nam. Đăng ký hoạt động KHCN theo giấy đăng ký số A-514 ngày 22 tháng 05 năm 2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Tiền thân của SFMI là của Tổ công tác quốc gia (National Working Group - NWG) về Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (được thành lập vào năm 1998 trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - MARD).

Sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, Với một đội ngũ thành viên là những nhà khoa học, giảng viên và nghiên cứu viên, nhà quản lý lâm nghiệp; đều được đào tạo tốt và có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu và cơ quan quản lý Nhà nước. SFMI đã và đang tư vấn, hỗ trợ cho các chủ rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam tiếp cận và phát triển hệ thống chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (Forest Management - FM) và chứng chỉ Chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody – CoC). Một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình tư vấn, hỗ trợ của SFMI là tổ chức các cuộc hội thảo, đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, năng lực, kinh nghiệm về Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng cho các chủ rừng, doanh nghiệp chế biến tại Việt Nam.

II. Chương trình hội thảo, đào tạo, tập huấn

1. Đối tượng

i. Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các Ban quản lý rừng, các nhóm hộ nông dân/hợp tác xã/cộng đồng đang quản lý, kinh doanh rừng;

ii. Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các nhóm hộ nông dân/hợp tác xã/cộng đồng đang sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản đã qua chế biến và lâm sản ngoài gỗ;

iii. Các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp và các bên liên quan;

iv. Các cá nhân được lựa chọn đào tạo theo hệ thống ToT về QLRBV và Chứng chỉ rừng.

2. Nội dung hội thảo nâng cao nhận thức

i. Giới thiệu các khái niệm cơ bản về chứng chỉ FM, FM/CoC, CW, CoC;

ii. Giới thiệu về các hệ thống chứng chỉ Quản lý rừng bền vững của Quốc tế và Việt Nam: ITTO, FSC, PEFC, Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT, một số tiêu chuẩn trong khu vực Đông Nam Á và châu Á;

iii. Tiến trình phát triển chính sách của Quốc tế và Việt Nam trong lĩnh vực Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng;

iv. Tiến trình phát triển Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng chính sách của Quốc tế và Việt Nam;

v. Các thuận lợi, khó khăn/thách thức/khoảng trống trong tiến trình phát triển Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng của Việt Nam;

vi. Các giải pháp cho phát triển Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng của Việt Nam. 

vii. Giới thiệu các bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng FM theo các hệ thống FSC (FSC STD V4.0; FSC STD V5.1; Việt Nam FSC NFSS V2.0), PEFC (PEFC ST 1003:2018, VFCS)

viii. Giới thiệu các bộ tiêu chuẩn Quản lý chuỗi hành trình sản phẩm theo các hệ thống FSC CoC STD V3.0, FSC CoC STD V3.1; PEFC (PEFC ST 2003:2020);

3. Nội dung nâng cao năng lực quản lý rừng bền vững (SFM) và chứng chỉ rừng (FM)

3.1. Tập huấn về tiêu chuẩn Việt Nam NFSS VN V2.0 (Theo FSC STD V5.1)

Nội dung: Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn NFSS V2.0 của Việt Nam, được xây dựng dựa trên bộ Chỉ số chung Quốc tế IGI của bộ tiêu chuẩn FSC STD V5.1. Nhằm giúp cho CBNV của Ban QL tiếp cận các quy định mới nhất về QLRBV của FSC về cả 3 khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường.

3.2. Tập huấn về quy trình Chứng chỉ rừng FSC

Nội dung: Giới thiệu quy trình thực hiện chứng chỉ rừng và nội dung đánh giá của tổ chức Quốc tế được FSC ủy quyền cấp chứng chỉ FM (FM/CoC) tại Việt Nam.

3.3. Tập huấn về quy định vùng loại trừ, cắt bớt diện tích trong phạm vi chứng chỉ

Nội dung: Hướng dẫn các kỹ năng tự xác định diện tích loại trừ theo quy định của FSC;

3.4. Tập huấn về đánh giá nội bộ

Nội dung: Hướng dẫn các kỹ năng tự đánh giá các hoạt động lâm nghiệp trong phạm vi quản lý của Ban. Phát hiện các lỗi không tuân thủ và hoạt động khắc phục trước khi mời CB Quốc tế vào đánh giá chính.

3.5. Tập huấn về lỗi không tuân thủ và giải pháp khắc phục

Nội dung: Hướng dẫn các về phân loại lỗi không tuân thủ trong đánh giá rừng nguyên nhân và yêu cầu khắc phục;

3.6. Tập huấn về quy trình giám sát chuỗi sản phẩm gỗ FM/CoC

Nội dung: Hướng dẫn các kỹ năng giám sát sản phẩm gỗ của rừng có chứng chỉ FM từ hoạt động khai thác và vận chuyển đến địa điểm bán gỗ FSC tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn FSC;

3.7. Tập huấn về các nguyên tắc bảo vệ môi trường trong kinh doanh rừng trồng

Nội dung: Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong các hoạt động: Sản xuất cây con, trồng rừng, chăm sóc rừng, làm đường, khai thác đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn FSC.

3.8. Hướng dẫn thành lập Ban/tổ FSC ở các cấp quản lý của chủ rừng.

4. Tập huấn nâng cao năng lực kỹ thuật lâm sinh

Nội dung: Hướng dẫn Quản lý vườn ươm; kỹ thuật tỉa thưa nuôi dưỡng; chuyển hóa rừng trồng gỗ lớn; phòng chống sâu bệnh hại; hướng dẫn khoanh nuôi tai sinh rừng TN hướng đến QLRBV…

5. Tập huấn Khai thác tác động thấp/Giảm thiểu tác động (Reduced Impact Logging - RIL) theo giáo trình GIZ, 2010.

Nội dung: Hướng dẫn thiết kế, kỹ thuật khai thác, sử dụng công cụ khai thác, sử dụng đường vận xuất vận chuyển, bãi gỗ, an toàn lao động theo các nguyên tắc giảm thiểu tác động xấu trong khai thác, tỉa thưa rừng trồng tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn FSC.

6. Tập huấn điều tra và xây dựng các báo cáo chuyên đề phục vụ xây dựng phương án QLRBV

i. Điều tra hiện trạng rừng và năng suất rừng, xây dựng biểu đồ năng suất rừng trồng; 

ii. Xác định diện tích bảo vệ hành lang ven suối và khu kết nối đa dạng sinh học theo quy định của FSC;

iii. Điều tra và đánh giá tác động môi trường và xã hội (EIA & SIA) theo hướng dẫn của FSC – PROFOREST (2009).

iv. Xây dựng hệ thống các ô tiêu chuẩn định vị theo dõi năng suất rừng theo định kỳ hàng năm;

v. Xây dựng bổ sung hệ thống bản đồ số: Đa dạng sinh học thực vật; đa dạng sinh học động vật, HCVF, hành lang ven suối và khu kết nối sinh học; 

i) Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học động, thực vật. Xác định các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ;

ii) Xác định thuộc tính rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF) theo Tiêu chuẩn NFSS V2.0 (FSC STD V5.1) và WWF;

7. Hướng dẫn xây dựng phương án Quản lý rừng bền vững cho 1 chu kỳ kinh doanh

Nội dung: Hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án QLRBV cho 1 chu kỳ kinh doanh đảm bảo cơ sở khoa học và tính khả thi, hướng đến quản lý rừng đảm bảo cả 3 khía cạnh: Bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Hài hòa và đáp ứng được yêu cầu của các tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam và Quốc tế.

8. Hướng dẫn xây dựng hệ thống phụ lục hỗ trợ thực hiện phương án QLRBV

Nội dung: Hướng dẫn xây dựng “Sổ tay quản lý chất lượng” và “Sổ tay giám sát” các hoạt động quản lý lâm nghiệp của các chủ rừng. Đáp ứng cho mục tiêu lấy chứng chỉ rừng Quốc tế theo cả 2 hệ thống FSC và PEFC.

9. Hướng dẫn hệ thống hóa tài liệu, bằng chứng

Nội dung: Hướng dẫn các chủ rừng phương pháp thu thập bằng chứng, hệ thống hóa tài liệu, bằng chứng đáp ứng các yêu cầu của tổ chức Quốc tế trong đánh giá rừng tại Việt Nam.

10. Hướng dẫn chuẩn bị hiện trường

Nội dung: Hướng dẫn các chủ rừng chuẩn bị hiện trường sản xuất đáp ứng các yêu cầu của tổ chức Quốc tế trong đánh giá rừng tại Việt Nam. Bao gồm: Xác định hành lang bảo vệ ven suối và khu kết nối đa dạng sinh học; đóng cọc mốc ranh giới khu bảo vệ và ranh giới đơn vị quản lý; vệ sinh rừng; hệ thống biển báo bảo vệ rừng, tuyên truyền về bảo vệ môi trường…

11. Hướng dẫn lựa chọn tổ chức đánh giá Quốc tế (CB), thương thảo và ký hợp đồng


TS. Đào Công Khanh P. Viện trưởng SFMI