QUY TRÌNH
THÀNH LẬP VÀ CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG NHÓM HỘ
I. MỘT SỐ TIÊU CHÍ CƠ BẢN THÀNH LẬP NHÓM CHỨNG CHỈ RỪNG
1. Diện tích rừng trồng của địa phương (xã/huyện) phải tương đối lớn và tập trung, lập địa phù hợp cho trồng rừng thương mại. Theo đó, mỗi chủ rừng cần phải có diện tích ít nhất từ 1 ha trở lên;
2. Điều kiện giao thông thuận lợi, kinh tế, nhận thức của người dân địa phương phải tương đối tốt và có nhu cầu thực sự/ tự nguyện tham gia cấp chứng chỉ rừng để đáp ứng được việc kinh doanh rừng chu kỳ dài
3. Số lượng thành viên, diện tích đăng ký tham gia nhóm chứng chỉ rừng của địa phương theo thôn, xã phải đủ lớn, tập trung, có ít nhất 3 xã trong 1 huyện được lựa chọn tham gia; nếu ít và diện tích phân tán khi làm chứng chỉ chi phí sẽ rất cao;
4. Lãnh đạo chính quyền địa phương cấp thôn, xã sẵn sàng ủng hộ và tham gia có trách nhiệm với hoạt động của nhóm chứng chỉ rừng;
5. Thành lập theo nhóm chứng chỉ rừng cấp thôn; tiêu chí liền canh, liền cư (ưu tiên lựa chọn liền canh);
6. Số lượng thành viên của mỗi nhóm cấp thôn không nên vượt quá 30 người;
7. Xác định bước đầu Cơ cấu tổ chức quản lý nhóm chứng chỉ rừng.
II. THÀNH LẬP NHÓM HỘ NÔNG DÂN CHỨNG CHỈ RỪNG
1. Khảo sát
- Khảo sát, rà soát, đánh giá và lựa chọn vùng tiềm năng cấp chứng chỉ rừng theo nhóm hộ gia đình dựa trên các tiêu chí cơ bản;
- Dự thảo Đề xuất kế hoạch cấp chứng chỉ rừng theo nhóm hộ của địa phương dựa trên kết quả khảo sát.
2. Thành lập nhóm
Giai đoạn I:
i. Xem xét, lựa chọn cơ cấu tổ chức quản lý nhóm chứng chỉ rừng theo nhóm hộ phù hợp với thực trạng địa phương qua khảo sát;
ii. Tổ chức họp với các địa phương (UBND huyện, xã, thôn, hội NDVN và HTX nếu có) được lựa chọn là vùng tiềm năng cấp chứng chỉ rừng theo nhóm hộ Nội dung cuộc họp bao gồm: Thông qua những nội dung cơ bản về thông tin quản lý rừng bền vững của FSC, thông qua mô hình hay cơ cấu tổ chức nhóm chứng chỉ rừng: Hợp tác xã, nhóm hộ tự quản hay nhóm hộ đứng tên là Công ty hỗ trợ…; lựa chọn các thôn trong xã có tiềm năng cấp chứng chỉ rừng theo nhóm;
iii. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến về QLRBV và chứng chỉ rừng thông qua tài liệu phát tay; hội thảo cấp thôn, xã;
iv. Tổ chức đăng ký thành viên tiềm năng của nhóm, tổng hợp danh sách đăng ký theo thôn, xã;
Giai đoạn II:
v. Họp tất cả các thành viên tiềm năng của nhóm chứng chỉ rừng đã được thông báo lựa chọn (kết quả lựa chọn dựa vào sự sàng lọc tiêu chí xã hội và môi trường). Nội dung cuộc họp bao gồm: Giới thiệu và thông qua mô hình/cơ cấu tổ chức nhóm chứng chỉ rừng;
vi. Hội nghị toàn thể các thành viên đăng ký. Tiến hành bầu các chức danh trong Ban cán sự quản lý nhóm chứng chỉ rừng cấp thôn bao gồm: Trưởng, phó Ban QL nhóm chứng chỉ rừng cấp thôn, nông dân chủ chốt, cán bộ giám sát, kế toán nhóm;
vii. Bầu Ban QL nhóm chứng chỉ rừng cấp xã bao gồm: Trưởng, phó nhóm xã (lãnh đạo UBND xã, thư ký trưởng nhóm xã (cán bộ địa chính hoặc cán bộ nông lâm nghiệp hoặc một trong những cán sự của nhóm cấp thôn), các ủy viên nhóm chứng chỉ rừng cấp xã. Việc bầu chọn này do UBND xã tổ chức với các Ban QL nhóm chứng chỉ rừng cấp thôn;
viii. Xây dựng và thông qua cơ cấu quản lý nhóm các cấp.
3. Nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ cho nhóm chứng chỉ
i. Biên soạn tài liệu hướng dẫn hoạt động nhóm chứng chỉ rừng bao gồm: Cẩm nang Hướng dẫn hoạt động quản lý nhóm chứng chỉ, hướng dẫn kỹ thuật trồng và quản lý rừng bền vững, các tài liệu tập huấn, tờ rơi phục vụ truyền thông về chứng chỉ rừng theo nhóm, các tài liệu tham khảo;
ii. Triển khai các lớp tập huấn về chứng chỉ rừng, kỹ thuật trồng và quản lý rừng bền vững, các lớp tập huấn về khai thác tác động thấp, sơ cấp cứu, kỹ thuật lâm sinh, an toàn sức khoẻ,..;
iii. Tham quan học tập các địa phương đã có chứng chỉ rừng theo nhóm hộ;
iv. Kết hợp các lớp tập huấn với hoàn thiện hồ sơ thành viên, sàng lọc và loại bỏ những diện tích không đủ điều kiện tham gia nhóm chứng chỉ theo quy định của FSC;
v. Chốt danh sách thành viên đủ điều kiện tham gia nhóm FSC
4. Điều tra và xây dựng các báo cáo chuyên đề, bản đồ chuyên đề phục Phương án quản lý rừng
i. Điều tra đa dạng sinh học thực vật dưới tán rừng trồng;
ii. Điều tra đa dạng sinh học động vật dưới tán rừng trồng;
iii. Điều tra hiện trạng trữ lượng rừng;
iv. Xây dựng ô định vị theo dõi năng suất rừng;
v. Điều tra đánh giá tác động Môi trường và Xã hội (EIA&SIA);
vi. Xây dựng hệ thống bản đồ kỹ thuật số quản lý tài nguyên rừng, đa dạng sinh học động, thực vật, hành lang bảo vệ ven suối và khu kết nối đa dạng sinh học;
5. Xây dựng kế hoạch quản lý rừng cho một chu kỳ kinh doanh và hoàn thiện hồ sơ nhóm
i. Xây dựng kế hoạch quản lý rừng trồng chứng chỉ theo nhóm cấp thôn, xã và nhóm quản lý chung;
ii. Lập bản đồ nhóm chứng chỉ rừng cấp xã;
iii. Hoàn thiện hồ sơ nhóm chứng chỉ rừng;
iv. Tổ chức hội nghị với các bên liên quan về hoạt động nhóm chứng chỉ rừng và kế hoạch phát triển nhóm chứng chỉ rừng của địa phương.
6. Chuẩn bị điều kiện cần và đủ
1. Hoàn thiện bản đồ;
2. Hoàn thiện hồ sơ quản lý của hộ và nhóm hộ;
3. Chuẩn bị hiện trường đáp ứng yêu cầu của Tiêu chuẩn FSC;
4. Thực hiện đánh giá nội bộ;
5. Khắc phục lỗi không tuân thủ sau đánh giá nội bộ.
7. Đánh giá cấp chứng chỉ rừng trồng theo nhóm hộ
Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho đánh giá chính
1. Chào thầu, lựa chọn và ký kết hợp đồng với đơn vị đánh giá cấp chứng chỉ rừng Quốc tế (CB);
2. Chuẩn bị, đệ trình đơn và hồ sơ xin đánh giá;
3. Lên lịch trình đánh giá;
4. Tham vấn các bên liên quan.
Giai đoạn 2: Đánh giá chính cấp chứng chỉ rừng
1. Đánh giá chính của Tổ chức chứng chỉ Quốc tế;
2. Nhóm hộ khắc phục lỗi không tuân thủ sau đánh giá chính;
3. Nhóm hộ tiếp nhận Chứng chỉ - Tổ chức đánh giá công nhận và cấp Chứng chỉ.
8. Duy trì và phát triển nhóm chứng chỉ rừng (4 năm liên tiếp sau khi nhận chứng chỉ. Hết 1 chu kỳ chứng chỉ 5 năm)
1. Tổ chức hội nghị thường niên nhóm chứng chỉ rừng;
2. Khắc phục lỗi sau các lần đánh giá định kỳ;
3. Mở rộng nhóm chứng chỉ cho các vùng tiềm năng tiếp theo;
4. Đánh giá kéo dài thời gian sử dụng chứng chỉ tiếp theo.