Tuyển dụng Chuyên gia Lâm nghiệp ngắn hạn (chuyên đề)
ĐIỀU
KHOẢN THAM CHIẾU
Chuyên gia tư vấn “
Đánh giá hiện trạng rừng và công tác bảo vệ rừng tại khu vực dự án giai
đoạn 2019 - 2020 “
1.
Bối cảnh và sự cần thiết
Năm 2017,Việt Nam đã giới
thiệu Chương trình hành động quốc gia về REDD+ giai đoạn 2017-2030 (NRAP) với
mục tiêu chung là góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, mở rộng
diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng; gắn và lồng ghép với việc thực
hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển
rừng, tăng trưởng xanh, thu hút sự hỗ trợ của quốc tế, tiến tới tiếp cận thị
trường tín chỉ các-bon, nâng cao đời sống của người dân và phát triển bền vững
đất nước. Bản “Tóm tắt thông tin về
REDD+ của Việt Nam” tháng 1năm 2018 đã xác định nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc mất rừng, suy giảm chất lượng rừng là
quản trị rừng chưa hiệu quả, thiếu minh bạch thông tin liên quan đến quá trình
ra quyết định, thiếu sự tham gia của cộng đồng địa phương và các tổ chức xã
hội.
Trong bối cảnh đó, dự án “Tăng
cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong việc giám sát
các chương trình REDD+ tại Việt Nam” do Liên Minh Châu Âu tài trợ sẽ góp phần cải thiện công tác quản trị rừng, tăng cường sự tham gia của
các tổ chức xã hội (CSOs) với vai trò là một tác nhân hiệu quả thúc đẩy quá
trình quản trị và phát triển rừng ở Việt Nam. Đồng thời, dự án cũng xây dựng năng lực cho các tổ chức xã
hội và các tổ chức cộng đồng trong lĩnh
vực lâm nghiệp, tăng cường sự hợp tác
với các cơ quan lâm nghiệp nhà nước để giám sát các chương trình REDD+. Dự án được Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (SFMI) cùng Trung tâm
Môi trường và Tài nguyên Sinh học (CEBR) đồng tiếp nhận và thực hiện trong vòng
4 năm, bắt đầu từ ngày
01 tháng 09 năm 2020. Mục tiêu của dự án là xây dựng một mạng lưới giám sát độc lập sự
thay đổi rừng (FCIM) và vận động các cơ quan chính phủ chính thức hóa hệ thống
và áp dụng ở cấp quốc gia. Để làm được điều này, dự án sẽ xây dựng năng lực cho
các tổ chức xã hội cấp
cơ sở để
họ có thể hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chính phủ phụ trách Chương trình giảm phát thải (ER-P) ở các cấp khác nhau nhằm thiết kế mạng lưới FCIM.
Khu vực dự án bao gồm 02 huyện là Kỳ Sơn và Tương Dương, 06 xã và 18 bản
thuộc tỉnh Nghệ An. Có 03 xã tham gia dự
án thuộc huyện Kỳ Sơn là: xã Hữu Kiệm, xã Nà Ngoi và xã Tây Sơn. Có 03 xã tham
gia dự án thuộc huyện Tương Dương là:xã Tam Quang, xã Tam Đình và xã Tam Thái.
Xã Hữu Kiêm có 03 thôn, bản tham gia là:bản Khe Tý, bản Na Lượng 1, bản Na
Chảo. Xã Na Ngoi có 03 bản tham gia là:bản Phú Quac 1, bản Phú Quac 2, bản Phú Quac
3. Xã Tây Sơn có 03 bản tham gia là: bản Huồi giảng 1, bản Huồi giảng 2. Bản
Huồi giảng 3. Xã Tam Quang có 03 thôn tham gia là:bản Bãi Xa,bản Tùng Hương,
bản Tân Hương. Xã Tam Đình có 03 bản tham gia là:bản Quang Phúc, bản Quang Yên,
bản Quang Thịnh. Xã Tam Thái có 03 bản tham gia là: bản Tân Hợp, bản Cánh Tráp,
bản Cây Me.
Trong năm thứ nhất
(từ tháng 9/2020 đến tháng 8/2021), Dự án đã hình thành được 1 mạng lưới FCIM cấp cơ sở với
180 thành viên tự nguyện, tích cực thuộc các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng
đồng tại 18 thôn bản thuộc địa bàn 6 xã, gồm Tam Thái, Tam Quang và Tam Đình (huyện
Tương Dương), xã Hữu Kiệm, Tây Sơn và Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn). Hơn 100 thành viên thuộc các nhóm FCIM cấp
huyện, cấp xã và thôn bản được tham dự các khóa tập huấn sử dụng công cụ
Terra-i, GPS và điện thoại thông minh để giám sát thay đổi rừng; tham dự các
cuộc đối thoại với các cơ quan quản lý các cấp để chia sẻ thông tin kết quả giám sát
mất rừng trên địa bàn.
Với sự trợ giúp của tư vấn FCIM, dự án đã hoàn thiện được cơ chế hoạt động của
mạng lưới thông qua
cuốn “Sổ tay Hướng dẫn xây dựng và vận hành mạng lưới giám sát độc lập thay đổi
rừng (FCIM)”. Sau một năm hoạt động, năng lực và vai trò của mạng lưới FCIM từ cấp cơ sở đến cấp
tỉnh đã được các cấp chính quyền ghi nhận là đóng góp ý nghĩa trong công tác
quản lý, bảo vệ rừng.
Hiệu
quả, tác động và ảnh hưởng của hoạt động xây dựng mạng lưới giám sát rừng độc lập có thể được
đánh giá thông qua các tiêu chí liên
quan đến hiện trạng rừng và cơ chế bảo vệ rừng như : tỷ lệ che phủ rừng, diện
tích thay đổi rừng, diện tích mất rừng,
hình thức, mức độ tham gia, quá trình ra quyết định của các bên liên
quan trong công tác bảo vệ rừng v.v Các tiêu chí này cần được so sánh và phân tích
trong giai đoạn trước khi thực hiện FCIM và sau khi thực hiện FCIM. Vì vậy hiện
trạng rừng và công tác bảo vệ rừng cần được đánh giá theo 02 giai đoạn. Giai
đoạn 1 từ năm 2019 đến năm 2020 ( giai đoạn trược khi thực hiện dự án) . Giai
đoạn 2 từ năm 2021 đến 2024 ( giai đoạn thực hiện dự án).
Để
đánh giá được hiện trạng rừng và công tác bảo vệ rừng khu vực dự án giai đoạn 2019 -2020 , Ban quản lý dự án CSO-LA/2029/411-843 cần tuyển chọn 01 chuyên gia tư vấn đủ năng lực và
nhiệt huyết thực hiện nhiệm vụ trên theo các yêu cầu đề ra.
2. Mục tiêu
-
Rà soát, đánh giá và phân
tích hiện trạng rừng khu vực dự án trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2020.
-
Đánh giá hình thức và mức độ
tham gia của các bên liên quan trong công tác bảo vệ rừng giai đoạn trên
-
Khuyến nghi các giải pháp để
cải thiện tài nguyên rừng và tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong
công tác bảo vệ rừng
3. Nhiệm vụ
-
Xây dựng đề cương đánh giá
hiện trạng rừng và công tác bảo vệ rừng khu vực dự án giai đoạn 2019 – 2020. Đề
cương cần làm rõ các sản phẩm cần đạt được, cách tiếp cận và phương pháp thực
hiện, kế hoạch thực hiện chi tiết, đề xuất kinh phí và các biểu, mẫu phiếu điều
tra thực địa.
-
Điều tra, khảo sát và viết
báo cáo đánh giá hiện trạng rừng và công tác bảo vệ rừng giai đoạn trên
-
Bảo vệ và hoàn thiện báo cáo
gửi Ban quản lý dự án theo các yêu cầu đề ra
-
Viết và báo cáo tóm tắt tại
diễn đàn lâm nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ
-
Góp phần xây dựng bản tin
chính sách lâm nghiệp của dự án
4. Yêu cầu về sản phẩm
- 01 Đề cương đánh giá hiện
trạng rừng và công tác bảo vệ rừng được thông qua (tiếng Việt)
- 01 Báo cáo chính thức về hiện
trạng rừng và công tác bảo vệ rừng được
thông qua (tiếng Việt)
- 01 Báo cáo tóm tắt kết quả
được trình bầy tại diễn đàn lâm nghiệp (tiếng Anh)
5. Thời gian và
kinh phí
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 01 tháng 03 năm 2022 đến ngày 1
tháng 7 năm 2022, cụ thể như sau:
TT
|
Hoạt động
|
Thời gian kết thúc
|
1
|
Xây dựng và phê duyệt đề cương chi tiết
|
15/3/2022
|
2
|
Rà soát tài liệu và điều tra, khảo sát tại hiện trường
|
15/4/2022
|
3
|
Tổng
hợp số liệu, viết báo cáo
|
15/5/2022
|
4
|
Viết
báo cáo tóm tắt và trình bầy tại diễn đàn lâm nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ
|
15/ 6/2022
|
5
|
Trình
duyệt và bảo vệ báo cáo chính thức
|
30/6/2022
|
-
Kinh
phí thực hiện: Được chi trả theo dự toán tại Phụ lục B Ngân sách hoạt động dự án theo hướng dẫn của
UN-EU về chi phí địa phương trong hợp tác phát triển với Việt Nam phiên bản
2015 do các cơ quan LHQ tại Việt Nam, phái đoàn Liên Minh Châu Âu và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Việt Nam ban hành.
-
Đồng tiền thanh toán: Việt Nam
đồng (VNĐ).
6. Yêu cầu năng lực đối với chuyên gia tư vấn
- Có bằng từ Thạc sỹ trở lên trong lĩnh vực Lâm nghiệp
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc với các dự án liên quan
đến lâm nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên và
môi trường;
- Có kiến thức và kỹ năng về ảnh viễn thám
- Có kiến thức và kỹ năng điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm
- Có năng lực tiếng Anh để viết và trình bầy báo cáo tiếng Anh.
- Có hiểu biết về địa phương, vùng dự án;
- Có kỹ năng hợp tác, chia sẻ thông tin.
7. Địa điểm làm việc
- Hoạt động điều tra,
khảo sát tại vùng dự án
- Công tác ngoại nghiệp
được thực hiện tại địa phương và Hà nội
8. Hình thức tuyển dụng
Tuyển dụng thông qua xét tuyển đối với các chuyên gia thoả
mãn các điều kiện trên, có đơn xin tuyển dụng và CV kèm theo.
Thời gian nhận hồ sơ kể từ ngày
đăng tuyển đến 18 g ngày 18 tháng 02 năm 2022
Hồ sơ gửi về: 1) Viện quản lý rừng bền
vững và chứng chỉ rừng
Email: Thuanthau53@gmail.com
Hoặc 2) Trung tâm
môi trường và tài nguyên sinh học
Email: daochau27@gmail.com
ĐIỀU KHOẢN
THAM CHIẾU
Chuyên gia tư vấn “
Nghiên cứu công tác quản trị rừng tại
khu vực dự án giai đoạn từ năm 2019 đến 2020 “
5.
Bối cảnh và sự cần thiết
Năm 2017,Việt Nam đã giới
thiệu Chương trình hành động quốc gia về REDD+ giai đoạn 2017-2030 (NRAP) với mục
tiêu chung là góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, mở rộng diện
tích và nâng cao chất lượng rừng trồng; gắn và lồng ghép với việc thực hiện mục
tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng, tăng
trưởng xanh, thu hút sự hỗ trợ của quốc tế, tiến tới tiếp cận thị trường tín chỉ
các-bon, nâng cao đời sống của người dân và phát triển bền vững đất nước. Bản “Tóm tắt thông tin về REDD+ của Việt Nam”
tháng 1năm 2018 đã xác định nguyên
nhân sâu xa dẫn đến việc mất rừng, suy giảm chất lượng rừng là quản trị rừng chưa
hiệu quả, thiếu minh bạch thông tin liên quan đến quá trình ra quyết định, thiếu
sự tham gia của cộng đồng địa phương và các tổ chức xã hội.
Trong bối cảnh đó, dự án “Tăng
cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong việc giám sát
các chương trình REDD+ tại Việt Nam” do Liên Minh Châu Âu tài
trợ sẽ góp phần cải thiện công tác quản trị rừng, tăng cường sự tham gia của
các tổ chức xã hội (CSOs) với vai trò là một tác nhân hiệu quả thúc đẩy quá
trình quản trị và phát triển rừng ở Việt Nam. Đồng thời, dự án cũng xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng trong lĩnh vực lâm
nghiệp, tăng cường sự hợp tác với các cơ
quan lâm nghiệp nhà nước để giám sát các chương trình REDD+. Dự
án được Viện Quản lý rừng bền vững và
Chứng chỉ rừng (SFMI) cùng Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học
(CEBR) đồng tiếp nhận và thực hiện trong vòng 4 năm, bắt đầu từ ngày 01 tháng 09 năm
2020. Mục
tiêu của dự án là xây dựng một mạng lưới
giám sát độc lập sự thay đổi rừng (FCIM) và vận động các cơ quan chính phủ
chính thức hóa hệ thống và áp dụng ở cấp quốc gia. Để làm được điều này, dự án
sẽ xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội cấp cơ sở
để họ có thể hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chính
phủ phụ trách Chương trình giảm phát thải
(ER-P)
ở các cấp khác nhau nhằm thiết kế mạng lưới FCIM.
Khu vực dự án bao gồm 02 huyện là Kỳ Sơn và Tương Dương, 06 xã và 18 bản
thuộc tỉnh Nghệ An. Có 03 xã tham gia dự
án thuộc huyện Kỳ Sơn là: xã Hữu Kiệm, xã Nà Ngoi,xã Tây Sơn. Có 03 xã tham gia
dự án thuộc huyện Tương Dương là:xã Tam Quang, xã Tam Đình và xã Tam Thái. Xã Hữu
Kiêm có 03 thôn, bản tham gia là:bản Khe Tý, bản Na Lượng 1, bản Na Chảo. Xã Na
Ngoi có 03 bản tham gia là:bản Phú Quac 1, bản Phú Quac 2, bản Phú Quac 3. Xã
Tây Sơn có 03 bản tham gia là: bản Huồi giảng 1, bản Huồi giảng 2. Bản Huồi giảng
3. Xã Tam Quang có 03 thôn tham gia là:bản Bãi Xa,bản Tùng Hương, bản Tân
Hương. Xã Tam Đình có 03 bản tham gia là:bản Quang Phúc, bản Quang Yên, bản
Quang Thịnh. Xã Tam Thái có 03 bản tham gia là: bản Tân Hợp, bản Cánh Tráp, bản
Cây Me.
Trong năm thứ nhất (từ tháng 9/2020 đến tháng 8/2021),
Dự án đã hình thành được 1 mạng lưới FCIM cấp cơ sở với 180 thành viên tự nguyện,
tích cực thuộc các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng tại 18 thôn bản thuộc địa
bàn 6 xã, gồm Tam Thái, Tam Quang và Tam Đình (huyện Tương Dương), xã Hữu Kiệm,
Tây Sơn và Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn). Hơn 100 thành viên thuộc các nhóm FCIM cấp huyện,
cấp xã và thôn bản được tham dự các khóa tập huấn sử dụng công cụ Terra-i, GPS
và điện thoại thông minh để giám sát thay đổi rừng; tham dự các cuộc đối thoại
với các cơ quan quản lý các cấp
để
chia sẻ thông tin kết quả giám sát mất rừng trên địa bàn.
Với sự trợ giúp của tư vấn FCIM, dự án đã hoàn thiện được cơ chế hoạt động của
mạng lưới thông qua
cuốn “Sổ tay Hướng dẫn xây dựng và vận
hành mạng lưới giám sát độc lập thay đổi rừng (FCIM)”. Sau một năm hoạt động, năng
lực và vai trò của mạng lưới FCIM từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh đã được các cấp
chính quyền ghi nhận là đóng góp ý nghĩa trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Quản
trị rừng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động và hiệu quả
của mạng lưới FCIM. Nội dung cơ bản của quản trị rừng liên quan đến các câu
hỏi như: 1) Ai là chủ rừng thực sự ? 2)
Quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với đất và rừng được thực hiện như thế nào?
3) Rừng được tổ chức, quản lý, bảo vệ và
phân chia lợi ích như thế nào? 4) Chính sách của nhà nước đối với các chủ rừng
như thế nào? 5) Hệ thống hành chính và
quản lý của nhà nước đối với các chủ rừng như thế nào? 6) Cơ chế kiểm tra và giám sát của người dân
được thực hiện như thế nào? v.v Nhận biết các vấn đề cốt lõi và sâu sắc của
quản trì rừng là một trong những căn cứ chủ yếu để đễ xuất các chính sách và
giải pháp đối với các nhà quản lý nhằm duy trì và vận hành có hiệu quả mạng
lưới FCIM. Đối với dự án này, công tác quản trị rừng cần được đánh giá và phân
tích theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 trước khi thực hiện dự án, từ năm 2019 đến
2020. Giai đoạn 2 thực hiện dự án từ năm 2021 đến 2024.
Để
đánh giá được công tác quản trị rừng khu
vực dự án giai đoạn 2019 -2020 , Ban quản lý dự án CSO-LA/2029/411-843 cần
tuyển chọn 01 chuyên gia tư vấn đủ năng
lực và nhiệt huyết thực hiện nhiệm vụ trên theo các yêu cầu đề ra.
6. Mục tiêu
-
Rà soát, đánh giá và phân
tích được công tác quản trị rừng khu vực dự án trong giai đoạn từ năm 2019 đến
2020.
-
Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng
đến hệ thống giám sát rừng độc lập
-
Khuyến nghi các chính sách
và giải pháp để cải thiện công tác quản trị rừng , đặc biệt là sự tham gia của
người dân và cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng
7. Nhiệm vụ
-
Xây dựng đề cương đánh giá
công tác quản trị rừng khu vực dự án giai đoạn 2019 – 2020
-
Điều tra, khảo sát và viết
báo cáo đánh giá công tác quản trị rừng
-
Bảo vệ và hoàn thiện báo cáo
gửi Ban quản lý dự án theo các yêu cầu đề ra
-
Viết và trình bầy tóm tắt kết
quả tại diễn đàn lâm nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ
-
Tham gia viết bản tin chính
sách của dự án
8. Yêu cầu về sản phẩm
- 01 Đề cương đánh giá công
tác quản trị rừng được thông qua ( Tiếng Việt )
- 01 Báo cáo chính thức được
chấp nhận ( Tiếng Việt )
- 01 Báo cáo tóm tắt được trình bầy tại diễn đàn lâm nghiệp ( Tiếng
Anh)
5. Thời gian và
kinh phí
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 01 tháng 03 năm 2022 đến ngày 1
tháng 7 năm 2022, cụ thể như sau:
TT
|
Hoạt động
|
Thời gian kết thúc
|
1
|
Viết và thông qua đề cương
|
15/3/2022
|
2
|
Khảo sát tại hiện trường
|
15/
4/ 2022
|
3
|
Nội
nghiệp và viết báo cáo
|
15/5/2022
|
4
|
Viết
và trình bầy báo cáo tóm tắt tại diễn đàn lâm nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ
|
15/6/2022
|
5
|
Nộp
báo cáo chính thức
|
30/6/2022
|
-
Kinh phí thực hiện: Được chi trả theo dự toán tại Phụ lục B
Ngân sách hoạt động dự án theo hướng dẫn của UN-EU về chi phí địa phương trong
hợp tác phát triển với Việt Nam phiên bản 2015 do các cơ quan LHQ tại Việt Nam,
phái đoàn Liên Minh Châu Âu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam ban hành.
-
Đồng tiền thanh toán: Việt Nam
đồng (VNĐ).
6. Yêu cầu năng lực đối với chuyên gia tư vấn
- Có bằng từ Thạc sỹ trở lên trong lĩnh vực Lâm nghiệp, ưu tiên
người có bằng Tiến Sỹ
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc với các dự án liên quan
đến lâm nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên và
môi trường;
- Có kinh nghiệm trong việc xây dựng và ban hành các chính sách lâm
nghiệp
- Có kiến thức và kỹ năng điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm
- Có năng lực tiếng Anh để viết và trình
bầy báo cáo tiếng Anh.
- Có hiểu biết về địa phương, vùng dự án;
- Có kỹ năng hợp tác, chia sẻ thông tin.
7. Địa điểm làm việc
- Hoạt động điều tra,
khảo sát tại vùng dự án
- Công tác ngoại nghiệp
được thực hiện tại địa phương và Hà nội
8. Hình thức tuyển dụng
Tuyển dụng thông qua xét tuyển đối với các chuyên gia thoả
mãn các điều kiện trên, có đơn xin tuyển dụng và CV kèm theo.
Thời gian nhận hồ sơ kể từ ngày
đăng tuyển đến
18 g ngày 18 tháng 02
năm 2022
Hồ sơ gửi về: 1) Viện quản lý rừng bền
vững và chứng chỉ rừng
Email: Thuanthau53@gmail.com
Hoặc: 2) Trung
tâm môi trường và tài nguyên sinh học
Email: daochau27@gmail.com
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Tổ chức thực hiện
đề tài “ Nghiên
cứu cơ chế vận hành và khả năng kết nối
FCIM/Terra- I với hệ thống giám sát của
Chương trình giảm phát thải khí nhà kính các tỉnh Bắc Trung Bộ “
I.
Bối cảnh và sự cần thiết
Năm 2017,Việt Nam đã giới thiệu Chương trình hành động quốc gia về REDD+
giai đoạn 2017-2030 (NRAP) với mục tiêu chung là góp phần bảo vệ và nâng cao chất
lượng rừng tự nhiên, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng; gắn
và lồng ghép với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà
kính, bảo vệ và phát triển rừng, tăng trưởng xanh, thu hút sự hỗ trợ của quốc tế,
tiến tới tiếp cận thị trường tín chỉ các-bon, nâng cao đời sống của người dân
và phát triển bền vững đất nước. Bản
“Tóm tắt thông tin về REDD+ của Việt Nam” tháng 1năm 2018 đã xác định nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc mất rừng, suy
giảm chất lượng rừng là quản trị rừng chưa hiệu quả, thiếu minh bạch thông tin
liên quan đến quá trình ra quyết định, thiếu sự tham gia của cộng đồng địa
phương và các tổ chức xã hội.
Trong
bối cảnh đó, dự án “Tăng
cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong việc giám sát
các chương trình REDD+ tại Việt Nam” do Liên Minh Châu Âu tài
trợ sẽ góp phần cải thiện công tác quản trị rừng, tăng cường sự tham gia của
các tổ chức xã hội (CSOs) với vai trò là một tác nhân hiệu quả thúc đẩy quá
trình quản trị và phát triển rừng ở Việt Nam. Đồng thời, dự án cũng xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng trong lĩnh vực lâm
nghiệp, tăng cường sự hợp tác với các cơ
quan lâm nghiệp nhà nước để giám sát các chương trình REDD+. Dự
án được Viện Quản lý rừng bền vững và
Chứng chỉ rừng (SFMI) cùng Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học
(CEBR) đồng tiếp nhận và thực hiện trong vòng 4 năm, bắt đầu từ ngày 01 tháng 09 năm
2020. Mục
tiêu của dự án là xây dựng một mạng lưới
giám sát độc lập sự thay đổi rừng (FCIM) và vận động các cơ quan chính phủ
chính thức hóa hệ thống và áp dụng ở cấp quốc gia. Để làm được điều này, dự án
sẽ xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội cấp cơ sở
để họ có thể hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chính
phủ phụ trách Chương trình giảm phát thải
(ER-P)
ở các cấp khác nhau nhằm thiết kế mạng lưới FCIM.
Khu vực
dự án bao gồm 02 huyện là Kỳ Sơn và Tương Dương, 06 xã và 18 bản thuộc tỉnh Nghệ
An. Có 03 xã tham gia dự án thuộc huyện
Kỳ Sơn là: xã Hữu Kiệm, xã Nà Ngoi,xã Tây Sơn. Có 03 xã tham gia dự án thuộc
huyện Tương Dương là:xã Tam Quang, xã Tam Đình và xã Tam Thái. Xã Hữu Kiêm có
03 thôn, bản tham gia là:bản Khe Tý, bản Na Lượng 1, bản Na Chảo. Xã Na Ngoi có
03 bản tham gia là:bản Phú Quac 1, bản Phú Quac 2, bản Phú Quac 3. Xã Tây Sơn
có 03 bản tham gia là: bản Huồi giảng 1, bản Huồi giảng 2. Bản Huồi giảng 3. Xã
Tam Quang có 03 thôn tham gia là:bản Bãi Xa,bản Tùng Hương, bản Tân Hương. Xã
Tam Đình có 03 bản tham gia là:bản Quang Phúc, bản Quang Yên, bản Quang Thịnh.
Xã Tam Thái có 03 bản tham gia là: bản Tân Hợp, bản Cánh Tráp, bản Cây Me.
Trong năm thứ nhất (từ tháng 9/2020 đến tháng 8/2021),
Dự án đã hình thành được 1 mạng lưới FCIM cấp cơ sở với 180 thành viên tự nguyện,
tích cực thuộc các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng tại 18 thôn bản thuộc địa
bàn 6 xã, gồm Tam Thái, Tam Quang và Tam Đình (huyện Tương Dương), xã Hữu Kiệm,
Tây Sơn và Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn). Hơn 100 thành viên thuộc các nhóm FCIM cấp huyện,
cấp xã và thôn bản được tham dự các khóa tập huấn sử dụng công cụ Terra-i, GPS
và điện thoại thông minh để giám sát thay đổi rừng; tham dự các cuộc đối thoại
với các cơ quan quản lý các cấp
để
chia sẻ thông tin kết quả giám sát mất rừng trên địa bàn.
Với sự trợ giúp của tư vấn FCIM, dự án đã hoàn thiện được cơ chế hoạt động của
mạng lưới thông qua
cuốn “Sổ tay Hướng dẫn xây dựng và vận
hành mạng lưới giám sát độc lập thay đổi rừng (FCIM)”. Sau một năm hoạt động, năng
lực và vai trò của mạng lưới FCIM từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh đã được các cấp
chính quyền ghi nhận là đóng góp ý nghĩa trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Nhằm tạo điều kiện để
đẩy mạnh các hoạt động xây dựng và tuyên truyền về mạng lưới FCIM trên
cơ sở Terra-I trong những năm tới, cần phải có một nghiên cứu toàn diện về mạng
lưới FCIM/Terra-I và khả năng kết nối với Chương trình giảm phát thải khí nhà
kình khu vực Bắc Trung Bộ.
Để có thể thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ chế vận hành và
khả năng kết nối FCIM/Terra- I
với hệ thống giám sát của Chương trình giảm phát thải khí nhà kính các
tỉnh Bắc Trung Bộ “ , Ban quản lý dự án CSO-LA/2029/411-843 cần
tuyển chọn 01 tổ chức tư vấn đủ năng lực và điều kiện thực hiện
nhiệm vụ trên theo các yêu cầu đề ra.
2. Mục tiêu
-
Bước đầu đánh giá các điểm mạnh
và điểm yếu cơ chế vận hành của FCIM và Terra-I
-
Đánh giá khả năng kết nối
FCIM với hệ thống giám sát của Chương trình giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc
Trung Bộ (ER-P)
-
Khuyến nghi các giải pháp để
cải thiện công tác vận hành FCIM và tăng cường kết nối với hệ thống giám sát của
ER-P
3. Nhiệm vụ
-
Xây dựng đề cương nghiên cứu
chi tiết bao gồm xác định rõ sản phẩm, cách tiếp cận, phương pháp và các công cụ
điều tra, khảo sát, kế hoạch chi tiết thực hiện, đề xuất kinh phí.
-
Điều tra, khảo sát và viết
báo cáo kết quả nghiên cứu
-
Bảo vệ và hoàn thiện báo cáo
gửi Ban quản lý dự án theo các yêu cầu đề ra
-
Viết báo cáo tóm tắt và
trình bầy tại diễn đàn lâm nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ
-
Tham gia vào bản tin chính
sách của dự án
4. Yêu cầu về sản phẩm
- 01 Đề cương nghiên cứu chi
tiết được thông qua ( tiếng Việt)
- 01 Báo cáo kết quả nghiên cứu
chính thức được chấp nhận (tiếng Việt)
- 01 Tóm tắt báo cáo được
trình bầy tại diễn đàn lâm nghiệp Bắc Trung Bộ ( tiếng Anh)
5. Thời gian và
kinh phí
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 01 tháng 03 năm 2022 đến ngày 1
tháng 07 năm 2022, cụ thể như sau:
TT
|
Hoạt động
|
Thời gian kết thúc
|
1
|
Viết và thông qua đề cương chính thức
|
15/3/2022
|
2
|
Khảo sát tại hiện trường
|
15/4
/ 2022
|
3
|
Nội
nghiệp và viết báo cáo
|
15/
5/2022
|
4
|
Viết
và trình bầy báo cáo tóm tắt tại diễn đàn lâm nghiệp
|
15/
6/2022
|
5
|
Nộp
báo cáo chính thức
|
30/
6/2022
|
-
Kinh phí thực hiện: Được chi trả theo dự toán tại các mục
của Phụ lục B Ngân sách hoạt động dự án theo hướng dẫn của UN-EU về chi phí địa
phương trong hợp tác phát triển với Việt Nam phiên bản 2015 do các cơ quan LHQ
tại Việt Nam, phái đoàn Liên Minh Châu Âu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam ban
hành.
-
Đồng tiền thanh toán: Việt Nam
đồng (VNĐ).
6. Yêu cầu năng lực đối với tổ chức tư vấn
-
Là thành viên của mạng lưới lâm nghiệp của các tổ chức phi chính phủ Việt
Nam
-
Có kinh nghiệm và năng lực trong nghiên cứu và tổ chức hội thảo trong
lĩnh vực lâm nghiệp ít nhất từ 05 năm trở lên
- Có kinh nghiệm làm việc với các dự án quốc
tế trong khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ
-Thực hiên đầy đủ các yêu cầu theo mẫu tuyển
dụng của nhà tài trợ và được hội đồng chấp thuận, trong đó có các yêu cầu về về
phòng chống tham nhũng, tiêu cực, yêu cầu về các khoản tự đóng góp v.v
- Trình duyệt một bản đề cương nghiên cứu
độc lập, nhấn mạnh cách tiếp cận và phương pháp thực hiện, trình bầy chi tiết kế
hoạch thực hiện, chi tiết các khoản dự toán chi phí
- Đại diện tổ chức phải có năng lực và kinh
nghiệm nghiên cứu về lâm nghiệp, phải có năng lực viết và trình bầy báo cáo
bằng tiếng Anh
7. Địa điểm làm việc
- Hoạt động điều tra,
khảo sát tại vùng dự án
- Công tác ngoại nghiệp
được thực hiện tại địa phương và Hà nội
8. Hình thức tuyển dụng
Tuyển dụng thông qua xét tuyển đối với đại diện tổ chức
thoả mãn các điều kiện trên, có báo cáo tổ chức, đề cương và kế hoạch hoạt động
phù hợp với chuỗi hoạt động của dự án.
Thời gian nhận hồ sơ kể từ ngày
đăng tuyển đến
18g ngày 18 tháng 02 năm 2022
Hồ sơ gửi về: 1) Viện quản lý rừng bền
vững và chứng chỉ rừng
Email: Thuanthau53@gmail.com
Hoặc: 2) Trung
tâm môi trường và tài nguyên sinh học
Email: daochau27@gmail.com