Diễn đàn Lâm Nghiệp:
"Phát triển mạng lưới giám sát độc lập biến đổi rừng (FCIM)
khu vực các tỉnh Bắc – Trung bộ"
Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2, Dự án “tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự cơ sở trong giám sát chương trình Redd+ tại Việt Nam”, do Cộng Đồng Liên Minh Châu Âu EU viện trợ; ngày 25 tháng 8 năm 2022, văn phòng BQL dự án Hà Nội đã tổ chức diễn đàn Lâm Nghiệp về chủ đề “phát triển mạng lưới giám sát độc lập biến đổi rừng (FCIM) ứng dụng công nghệ Terra-i có sự tham gia của các tổ chức dân sự cơ sở và cộng đồng địa phương khu vực các tỉnh Bắc – Trung bộ”
Chủ tọa diễn đàn
Đồng chủ tọa có Ts. Đinh Đức Thuận, Giám đốc dự án và ông Nguyễn Tiến Lâm, nguyên P.Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An, nguyên Trưởng ban chỉ đạo dự án.
Thành phần tham gia diễn đàn
- Đại diện nhà tài trợ Cộng đồng liên minh Châu Âu EU, văn phòng Hà Nội, ông Lê Thanh;
- Đại diện Tổng cục LN, Bộ NN&PTNT, Ts.Trương Tất Đơ;
- Đại diện sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, ông Đàm Văn Hưng và các thành viên;
- Đại diện Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Quảng Bình, ông Đặng Minh Hùng và các thành viên;
- Đại diện Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Anh Tuấn;
- Đại diện của các Tổ chức XH dân sự cơ sở (CSOs) đến từ các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Đại diện các tổ nhóm (CBOs) xã Tam Thái, Tam Đình, Tam Quang, Na Ngoi, Hữu Kiệm, Tây Sơn và Tổng ban FCIM huyện Kỳ Sơn.
- Giám sát diễn đàn có các Cơ quan Thông tấn báo chí và truyền thông: Báo Chất Lượng Cuộc Sống, Tạp chí Rừng và Môi Trường, truyền hình VTC, NTC Nghệ An.

Thông tin quan
trọng từ các nhà quản lý và khoa học về mạng lưới FCIM
- 102 học viên thuộc 60 CSOs và 62 CBOs, bao gồm 69 nam và 33 nữ, trên địa bàn 18 thôn bản, 6 xã, 2 huyện dự án đã được đào tạo sử dụng thành thạo công nghệ Terra-i[1]

- Thành lập được 18 nhóm FCIM, mỗi nhóm có 10 thành viên, thành phần nhóm đến từ hội nông dân, hội phụ nữ, hội Cựu chiến binh, đội tuần tra bảo vệ rừng và đoàn Thanh Niên[1]

- Số điểm cảnh báo mất rừng
thu nhận được từ 04/09/2021 đến 21/07/2022 là 2.168, trong đó khu vực rừng tự
nhiên là 1.787 điểm, mức độ cảnh báo cao chiếm 12%[1]

- Hệ thống FCIM được
xây dựng gắn kết dựa trên 3 trụ cột: Công nghệ Terra-i, phát huy vai trò của
các tổ chức CSOs, CBOs, cộng đồng từ cơ sở và tăng cường đối thoại nên có cơ sở luận cứ khoa học và thực tiễn[2];
- Hệ thống FCIM có cấu
trúc gọn nhẹ, cơ chế vận hành quản lý chặt chẽ, khoa học, phù hợp với thực tiễn
đời sống, văn hóa và công tác QLVBR tại cộng đồng, cơ sở thôn bản miền núi,
vùng đồng bào DTTS [2];
- FCIM đã có tác động
tích cực đến tiến trình ra quyết định chính sách, nâng cao hiệu quả QLBVR, chống
mất rừng, suy thoái rừng thực hiện Chương trình REED+, góp phần thực hiện tốt
việc quản trị rừng tại vùng thực hiện dự án và tỉnh Nghệ An [2];
- Trình độ dân trí vùng
dự án không đồng đều, thành viên FCIM thôn bản vận hành hệ thống Terra-i, sử dụng
GPS còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào FCIM cấp xã; việc cập nhật các dữ liệu lên
hệ thống Terra-i còn phụ thuộc vào chuyên gia của CIAT[3];
- Chỉ đạo của FCIM cấp
xã, huyện rất cần thiết nhưng kinh phí không có nên hạn chế hiệu quả [3]
- Hệ thống Terra-i chưa
thể tích hợp và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu vào hệ thống giám sát, đánh giá, báo
cáo chung của ERDP [2];
- Nhu cầu sử dụng đất của
người dân vùng dự án ngày càng tăng, nguồn thu nhập dưới tán rừng còn hạn chế,
người dân chủ yếu sống phụ thuộc vào rừng và canh tác nương rẫy, thất nghiệp
trong lứa tuổi người lao động ngày càng cao [4];
- Tình trạng thiếu đất
canh tác nông nghiệp còn phổ biến đối với các hộ gia đình, chưa có quy hoạch đất
nương rẫy ổn định cấp xã và cộng đồng thôn, bản; ranh giới đất và rừng trên thực
địa chưa được xác định[5]

- Áp lực chuyên môn của
Kiểm Lâm ngày càng tăng để tham mưu tốt cho chính quyền địa phương trong QLBVR,
nhu cầu áp dụng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại trong điều tra, giám
sát, bảo vệ rừng ngày càng cao trong khi đó cơ sở vật chất còn thiếu thốn, năng
lực của cơ quan chuyên trách quản lý rừng còn hạn chế [6].
Trao đổi ý kiến và thảo luận
- Đại biểu Tổng cục Lâm
Nghiệp: Cần một cơ chế hành chính Nhà Nước làm chỗ dựa cho mạng lưới FCIM đồng
hành cùng chương trình Quốc Gia về bảo vệ môi trường và giảm phát thải nhà
kính. Tổng cục LN ghi nhận sự kiện diễn đàn và hỗ trợ quá trình thể chế hóa mạng
lưới FCIM trong quản lý bảo vệ rừng;
- Đại biểu Văn phòng Cộng
đồng liên minh Châu Âu EU tại Hà Nội: Chiến lược phát triển thế giới xanh của Cộng
đồng liên minh Châu Âu EU sẽ vẫn tiếp tục đồng hành cùng dự án, là cơ hội mà
qua đó việt Nam có thêm nguồn lực để phát triển, nhân rộng ra nhiều địa phương,
nhiều cộng đồng thực hiện QLBV rừng tốt hơn;
- Đại biểu sở
NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa: Vận hành mạng lưới FCIM tuy đơn giản, nhưng cũng
yêu cầu có sự hiểu biết về hành chính pháp lý, do vậy cần thiết phải có các cơ
quan chuyên ngành tại địa phương tham gia như là nhân tố chủ đạo;
- Đại biểu tổ chức dân
sự cơ sở CSO, TT nghiên cứu PT Nguồn lực Nông thôn – tỉnh Hà Tĩnh: Cần phải được
hợp thức hóa môi trường công nghệ Terra-i. Ngày nay công tác bảo vệ rừng đã trở
thành phong trào rộng rãi trong các cộng đồng dân cư, có thêm công cụ kỹ thuật
hỗ trợ là rất đáng mừng, tuy nhiên Terra-i chưa được đánh giá bảo đảm an toàn
an ninh lãnh thổ quốc gia, vậy nên ở Hà Tĩnh chưa có được ý kiến đồng thuận từ
các đơn vị quân đội;
- Đại biểu chi cục Kiểm
Lâm tỉnh Quảng Bình: Tiền lệ các dự án thường có vòng đời ngắn, hết dự án là hết
tất cả. Cần phải có cơ chế chính sách đồng hành với dự án thì mới có hy vọng dự
án có sức lan tỏa, phát triển hiệu quả vào trong đới sống thực tế người dân;
- Đại biểu cấp chính
quyền cơ sở, xã Hữu Kiệm: Hoạt động mạng lưới FCIM trên địa bàn xã đã dần dần
tác động vào chất lượng hoạt động của chính quyền xã, là thước đo chất lượng
công tác cán bộ;
- Đại biểu tổ chức dân
sự cơ sở CSO, Trung tâm Tư vấn Phát triển Lâm Nghiệp Nghệ An: Kết quả hoạt động
mạng lưới FCIM cần phải được Chính quyền địa phương ghi nhận bằng văn bản.
Đánh giá kết quả thảo luận, ý kiến trao đổi của đại biểu
Chủ tọa diễn đàn tổng hợp nội dung thảo luận và
ý kiến đại biểu, đưa ra đề xuất chương trình hành động trong 2 năm còn lại của
dự án, như sau:
1)Trụ cột công nghệ, kỹ
thuật: tiếp tục hoàn thiện sự phù hợp trong vận hành và ứng dụng đặc thù địa
phương, tăng độ chính xác hình ảnh và cảnh báo kịp thời;
2)Trụ cột tổ chức và
phát triển: tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức các thành
viên mạng lưới, phổ cập sâu rộng thu hút tham gia của cộng đồng;
3)Trụ cột đối thoại: cùng với Tổng cục Lâm Nghiệp và các
Sở Ban ngành địa phương thúc đẩy quá trình thể chế hóa vai trò hoạt động của mạng
lưới FCIM trong chương trình Quốc Gia về bảo vệ môi trường và giảm phát thải
nhà kính.

[1] Ts. Hồ
Thị Phương/ “Tiến trình xây dựng mạng lưới FCIM tại 2 huyện Kỳ Sơn và Tương Dương, tỉnh Nghệ An”
[2] Nguyễn Thành Nhâm và cộng sự/ “Nghiên cứu cơ chế
vận hành và khả năng kết nối FCIM/Tera - i với hệ thống giám sát của Chương
trình giảm phát thải khí nhà kính các tỉnh Bắc Trung Bộ”
[3] Ts. Hồ
Thị Phương/ “Tiến trình xây dựng mạng lưới FCIM tại 2 huyện Kỳ Sơn và Tương Dương, tỉnh Nghệ An”
[4] Ts. Đỗ
Thị Hường/ “Đánh giá hiện trạng TNR huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Nghệ An giai đoạn
2019 – 2020”
Vũ
Xuân Thôn/ “Quản trị rừng và các yếu tố tác động đến FCIM”
[6] Nguyễn Thành Nhâm và cộng sự/ “Nghiên cứu cơ chế
vận hành và khả năng kết nối FCIM/Tera - i với hệ thống giám sát của Chương
trình giảm phát thải khí nhà kính các tỉnh Bắc Trung Bộ”
Ban tổ chức diễn đàn
Văn phòng dự án
Viện Quản Lý Rừng Bền Vững
và Chứng Chỉ Rừng (SFMI)